Chiến lược giải quyết vấn đề trong xã hội đầy thách thức, con người ngày càng quen với việc giải quyết các vấn đề nhỏ xung quanh. Qua bài viết dưới đây sẽ cunbg cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Table of Contents
Chiến lược giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là một kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hoặc cuộc sống để đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất.
Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề
Trên thực tế, kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng và là kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống.
Những tình huống phát sinh có thể diễn ra hàng ngày và bạn khó lòng tránh khỏi.Khi đó, bạn cần tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để hạn chế những rủi ro trong tương lai.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn có sự tự tin, bình tĩnh và đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất. Nhờ quá trình xác định, đánh giá và phân tích theo nhiều chiều hướng khác nhau mà bạn có một lựa chọn đúng đắn và làm chủ những vấn đề phát sinh.
4 bước giải quyết vấn đề
Nhận diện vấn đề
Bước đầu tiên cần xác định xem đó là vấn đề gì. Chỉ khi bạn xác định được vấn đề mà bạn đang đối mặt, bạn mới có thể tìm ra được điểm mấu chốt để giải quyết và dễ dàng hơn trong việc tìm ra những gì đang đi sai hướng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc mổ xẻ các phần chính của vấn đề. Việc tiếp cận từng chi tiết rất quan trọng. Đồng thời, hãy xem xét các giả định, dữ liệu và giả thuyết. Hãy đặt những câu hỏi đúng đắn để làm vấn đề sáng tỏ.
Chẳng hạn, người ta thường nghĩ khi hiếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, đó là do lỗi của nhân viên đó.Tuy vậy, nếu thận trọng xem xét mọi khía cạnh, bạn có thể thấy việc thiếu đào tạo nhân viên hay khối lượng công việc quá tải mới là những vấn đề thực sự.
Brainstorming

Đây là giai đoạn giải quyết vấn đề phổ biến, được xem là một trong những cách hiệu quả nhất mà các nhà lãnh đạo trên thế giới sử dụng. Khi bạn chưa thể liệt kê các bước tiếp theo để xử lý tình huống, hãy động não. Bạn có thể tự thực hiện hoặc hoạt động nhóm để cùng nhau tìm ra N giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho từng vấn đề. Việc liệt kê những giải pháp để xử lý các tình huống phức tạp còn làm tăng óc sáng tạo và tối ưu hóa quá trình suy nghĩ.
Lựa chọn chiến lược
Một khi bạn đã hoàn thành việc xem xét vấn đề và rút ra được một số phương pháp để giải quyết, đó là lúc cần phải đưa ra quyết định. Điều quan trọng là phải cân nhắc thật kỹ giữa những “phương án” để có thể chọn ra giải pháp tối ưu nhất có lợi cho các bên.
Những ai hạn chế bản thân trong việc sử dụng một phương pháp xử lý duy nhất sẽ không thể nào trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề, do đó, sự linh hoạt khi lựa chọn giữa những phương án là rất cần thiết. Một khi bạn đã “chốt” được nước đi của mình, bạn có thể tiến tới bước cuối cùng.
Triển khai giải pháp
Việc triển khai và thực hiện giải pháp tiềm năng cũng đóng vai trò quan trọng. Đôi khi, bạn sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của công ty sao cho kế hoạch hành động được tất cả mọi người nhất trí. Nếu không, sự thay đổi có thể mang hiệu ứng ngược lại. Bạn phải hiểu rằng việc áp dụng đúng giải pháp chính là chìa khóa mấu chốt để tăng năng suất của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Xem thêm Growth marketing là gì? Có các chiến lược Growth nào?
Kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng
Xác định những chướng ngại khó khăn
Chiến lược giải quyết vấn đề Mọi thứ sẽ bắt đầu khi bạn lật mở và khám phá các giả thuyết của một sự việc. Trong thực tế, các vấn đề hiếm khi xảy ra một cách độc lập, vậy nên những chuyên gia thường sẽ có cái nhìn chi tiết đến những vấn đề liên quan. Không chỉ vậy, họ còn ghi lại tất cả những yếu tố tiềm năng trong các cách giải quyết được đề xuất. Khi bạn liệt kê mọi trở ngại, bạn đã giới hạn những khả năng xấu có thể xảy ra.
Tìm kiếm cơ hội vàng
Cơ hội luôn xuất hiện quanh ta. Bạn nên hiểu rằng, những người giải quyết vấn đề hiệu quả cũng là những kẻ rất biết nắm bắt cơ hội “vàng”. Vì thế, bạn hãy xem xét và đánh giá các yếu tố bên ngoài một cách thận trọng, đừng để vụt mất cơ hội trong tầm tay. Vấn đề mà bạn đang gặp phải tưởng chừng sẽ khó xử lý, nhưng nếu thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của mình, bạn có thể tìm thấy những cách “mở khóa” dễ dàng hơn. Biết đâu trong quá trình tìm kiếm, bạn lại khám phá ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và thú vị.
Kỹ thuật lật ngược vấn đề
Kỹ thuật này liên quan đến việc phân tích những nguyên nhân khiến vấn đề xảy ra. Ví dụ, một sản phẩm đã bị lỗi có thể được phân tích nhỏ thành từng phần bằng cách đi ngược lại từ lúc nguyên liệu còn trong silo cho đến khi hình thành.Theo cách tương tự, chúng ta có thể dùng kỹ thuật Reverse Engineer này để lật ngược các vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Hãy bắt đầu dặt những câu hỏi và tìm ra các câu trả lời về nguyên nhân, hoàn cảnh và các nhân tố tác động lên vấn đề đó.
Xem thêm CHIẾN LƯỢC GIÁ LÀ GÌ? 4C TRONG CHIẾN LƯỢC GIÁ SẢN PHẨM
Luôn lắng nghe

Chiến lược giải quyết vấn đề hãy cởi mở tiếp nhận các luồng ý kiến khác nhau. Sẽ có trường hợp mà vấn đề và thực tế khá khác với điều mà bạn nghĩ. Bên cạnh đó, việc giải pháp tốt nhất có thể không giải quyết được thách thức mà còn đưa công ty của bạn rẽ sang đường khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, lời khuyên thêm cho bạn là luôn mạnh dạn khám phá các góc độ khác nhau của cùng một vấn đề và lắng nghe ý kiến của mọi người.
Qua bài viết trên của Internetmarketing.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về chiến lược giải quyết vấn đề những điều bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( imp.hcmut.edu.vn, glints.com, … )
Discussion about this post