Mô hình Idic mà một trong những mô hình CRM phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng của tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mô hình Idic là gì cũng như cách ứng dụng mô hình này vào hoạt động quản lý khách hàng.
Chính vì lý do đó, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những vấn đề này để giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm mô hình idic này.
Mô hình Idic là gì?
Mô hình Idic là một mô hình giúp doanh nghiệp thiết lập và quản trị mối quan hệ với khách hàng hiệu quả. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố dựa trên những đặc điểm cá biệt duy nhất: xác định khách hàng mục tiêu, tìm kiếm sự khác nhau giữa các khách hàng, tương tác với khách hàng và cá nhân hóa từng đối tượng khách hàng.
Trong đó:
Xác định khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp tiến hành xác định khách hàng của mình là ai, nhu cầu của khách hàng là gì, khách hàng đến từ đâu và một số thông tin cơ bản như tên, tuổi, vị trí, số điện thoại liên lạc…
Tìm kiếm sự khác biệt giữa các khách hàng: Ở nhiệm vụ này, doanh nghiệp sẽ phân loại những khách hàng mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp của mình từ đó tập trung nguồn lực để chăm sóc nhóm khách hàng đó.
Tương tác với khách hàng: Sau khi đã có thông tin về khách hàng, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động để tương tác với khách hàng nhằm khái thác nhu cầu, mong muốn và thúc đẩy họ mua sắm dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Cá biệt hóa từng khách hàng: Mỗi một khách hàng sẽ có nhu cầu và mong muốn được đáp ứng khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải cá biệt hóa từng loại khách hàng để cung cấp các dịch vụ tương xứng khác nhau.
Trong trường hợp mọi người chưa biết cách làm thế nào để xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả thì có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả
Lợi ích của việc sử dụng mô hình IDIC
Việc sử dụng mô hình IDIC sẽ mang đến những giá trị như sau đối với doanh nghiệp:
Cải thiện lợi ích cho doanh nghiệp: Theo khảo sát thực tế từ các chuyên gia, các doanh nghiệp áp dụng mô hình IDIC này vào đều tăng trưởng lợi nhuận từ 20-30% sau 3-6 tháng triển khai.
Dễ dàng tiến hành upsale: Upsale là hoạt động quan trọng giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc sử dụng mô hình IDIC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu mà khách hàng quan tâm từ đó có phương án tư vấn sản phẩm bán kèm, bán thêm hiệu quả hơn.
Cải thiện dịch vụ chăm sóc: Vì đã nắm rõ được nhu cầu, mong muốn của khách hàng giúp cho việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp trở nên hiệu quả và tối ưu hơn bao giờ hết, sự hài lòng của khách hàng gia tăng từ đó tạo ra tệp khách hàng trung thành hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Ứng dụng của mô hình IDC trong quản lý khách hàng như thế nào?
Để áp dụng mô hình IDIC vào trong doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản, thông thường quy trình triển khai sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Rà soát dữ liệu khách hàng: Ở bước này, doanh nghiệp sẽ cần phải rà soát lại toàn bộ dữ liệu khách hàng mà mình thu thập được để đánh giá chất lượng và số lượng của chúng.
Bước 2: Nhận diện khách hàng: Sau khi đã có tệp khách hàng trong tay, bước tiếp theo cần thực hiện đó chính là xác định chân dung khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp mình đang hướng đến. Doanh nghiệp có thể phân biệt khách hàng dựa theo hai yếu tố là theo giá trị và theo nhu cầu.
Bước 3: Tương tác với khách hàng; Xây dựng mối quan hệ với khách hàng càng gần gũi, thân thiết thì tỷ lệ bán hàng của doanh nghiệp càng tăng cao. Dựa trên các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các hoạt động tương tác với khách hàng để nhằm đáp ứng nhu cầu mà họ quan tâm thông qua nhiều kênh như mạng xã hội, website, điện thoại, email…
Có thể được rằng việc áp dụng mô hình IDIC vào trong hoạt động quản lý khách hàng mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Đây được nhận định là công cụ chất lượng giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả bán hàng và chăm sóc khách hàng của tổ chức mà mọi người nên triển khai cho doanh nghiệp của mình.
Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên đây mọi người đã phần nào hiểu được khái niệm mô hình IDIC là gì, lợi ích cũng như cách thức để áp dụng công cụ này vào trong doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về các mô hình CRM giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng hiệu quả nhất hiện nay có thể xem thêm nội dung bài viết “Mô hình CRM là gì? Top 5 mô hình CRM phổ biến nhất hiện nay” được các chuyên gia trong lĩnh vực CRM của Bizfly nghiên cứu và chia sẻ để bổ sung thêm kiến thức cho mình.
Nguồn tham khảo thông tin: “Mô hình idic là gì và lợi ích của mô hình này trong CRM” – Bizfly.vn