Không có bất kỳ một hoạt động bán hàng nào lại không cần phải có một sơ đồ quy trình triển khai cụ thể. Việc thiết lập sơ đồ quy trình bán hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, nuôi dưỡng khách hàng và gia tăng doanh số hiệu quả. Vậy làm cách nào để tạo ra được một sơ đồ quy trình cho hoạt động bán hàng hoàn hảo? Cùng tìm hiểu các bước xây dựng quy trình bán hàng theo nội dung được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Table of Contents
Sơ đồ quy trình bán hàng là gì?
Sơ đồ quy trình bán hàng là một tập hợp bao gồm rất nhiều các bước trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhằm mục đích để nhân viên bán hàng di chuyển khách hàng bên trong phễu bán hàng từ đó hướng đến kết quả bán được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Thông thường các doanh nghiệp sẽ chuẩn hóa quy trình bán hàng để tất cả nhân viên trong hoạt động bán hàng theo đó mà thực hiện.
Một quy trình bán hàng có thể hiểu là bao gồm một số hoạt động như:
Nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Hỗ trợ đội ngũ bán hàng triển khai những chiến lược marketing hiệu quả
Thúc đẩy hoạt động bán hàng của tổ chức
Tiết kiệm chi phí giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới
Quy trình các bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng
Một sơ đồ quy trình bán hàng chuẩn sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như phân tích nhu cầu, mong muốn của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty là như thế nào? Có khả năng chi trả cho các sản phẩm của doanh nghiệp không?…
Bước 2: Chuẩn bị
Thông qua hoạt động tiếp cận thị trường, doanh nghiệp sẽ thu thập toàn bộ các thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động mua bán dịch vụ, sản phẩm của công ty để chuẩn bị cho hoạt động bán hàng sắp tới của doanh nghiệp.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Khi tiến đến giai đoạn này, doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua một số hoạt động như gửi email, gọi điện thoại hay gặp trực tiếp khách hàng. Ngoài ra, một số phương pháp ví dụ như gửi quà tặng, tặng chương trình khuyến mãi cũng là cách để thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn.
Bước 4: Giải quyết vấn đề của khách hàng
Khi đã tiếp cận được khách hàng và nắm bắt được các nhu cầu của họ, ở bước này thì nhân viên bán hàng sẽ phải tư vấn, chăm sóc khách hàng làm sao giải quyết tất cả các mong muốn của khách hàng đồng thời lồng ghép giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 5: Chốt đơn
Để khách hàng chốt đơn không phải là một điều đơn giản, ở bước này đòi hỏi nhân viên tư vấn phải khéo léo, sau khi đưa ra các tính năng, lợi ích của sản phẩm để giải quyết vấn đề của khách mà khách hàng vẫn cảm thấy lợi ích về họ là nhiều nhất.
Bước 6: Chăm sóc khách hàng sau bán
Chăm sóc khách hàng sau bán cũng là một trong những việc cực kỳ quan trọng bên trong quy trình bán hàng mà rất nhiều doanh nghiệp thường xuyên bỏ qua. Nếu làm tốt hoạt động này và mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có thể giữ chân khách hàng cũ cực kỳ hiệu quả từ đó mỗi khi ra sản phẩm mới thì đây là nhóm đối tượng khách hàng sẽ mua sắm sản phẩm đầu tiên.
Xem thêm cách xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng hiệu quả cùng các chuyên gia của Bizfly với bài viết “Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là gì? Lợi ích và cách xây dựng quy trình CSKH sau bán”
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp. Tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề doanh nghiệp mà từ đó quy trình bán hàng sẽ khác nhau tuy nhiên mục đích chung vẫn là làm thế nào phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức. Hy vọng nội dung bài viết trên là có ích đối với quý bạn đọc.
Nguồn tham khảo thông tin: https://bizfly.vn/techblog/quy-trinh-ban-hang.html
Discussion about this post